Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Các trung tâm mua sắm tốt ở Nhật

Đi tour Nhat Ban 6 ngay 5 dem, mọi người thường gặp khó khăn trong việc chọn lựa các trung tâm mua sắm ở Nhật Bản. Và hôm nay du lich Han Quoc sẽ giúp các bạn khắc phục vấn đề đó.
Ginza
Bất cứ ai thích mua sắm đều biết rằng Tokyo là một trong những thành phố mua sắm nổi tiếng nhất thế giới. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà thiết kế trên toàn cầu biết rằng Tokyo là điểm nóng cho các nhãn hiệu của họ được tỏa sáng và nổi bật. Chính tại nơi này các cửa hàng sang trọng của Nhật Bản và các nhãn hiệu nổi tiếng như Gucci, Chanel, Armani, Louis Vuitton…đứng cạnh nhau trong rất nhiều khu tạo nên trung tâm mua sắm nổi tiếng Ginza. 

Lịch sử phát triển của Ginza có từ thời kì Edo và ngày nay Ginza đã trờ nên nổi tiếng thế giới về hàng loạt các thương hiệu cao cấp, cũng như các cửa hiệu vừa phải . Các nhãn hiệu và cửa hàng độc đóa, công phu kết hợp với sự tinh tế nổi bật từ khắp nơi trên thế giới đều có mặt ở khu vực này. Nhiều nhãn hiệu thời trang đã ủy quyền cho những cửa hàng của họ ở Ginza với các nơi như Gucci Café và nhà hàng Armani thu hút du khách tìm kiếm để nghỉ ngơi ăn uống sau một ngày mua sắm. Vào cuối tuần, Ginza sử dụng hokosha tengoku hoặc ngoài đường phố cho khách bộ hành, do vậy những người đi mua sắm cuối tuần có cơ hội dọa phố nhiều khu vực mua sắm nổi tiếng mà không phải lo lắng về tắc nghẽn giao thông. 


Harajuku and Omotesando
Các cửa hàng thời trang cao cấp nhỏ của Harajuku và các cửa hàng có thương hiệu làm cho khu vực này trở thành điểm nóng của văn hóa pop và các phong cách mới nổi trội. Trên “đồi Omotesando”, bạn sẽ thấy khoảng 100 của hàng với các nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm “Anniversaire Omotesando” phổ biến với rượu sâm panh và sô-cô-la với số lượng có hạn cũng như các cửa hàng nhỏ của Prada, Louis Vuitton và Dior cạnh tranh để bộc lộ nét riêng của họ thậm chí qua lối kiến trúc.

Roppongi
Roppongi có cả các yếu tố như là một thị trấn văn phòng và một trung tâm giải trí không bao giờ ngủ. Có rất nhiều tòa đại sứ quán xung quanh, nhiều cửa hàng, quán bar, nhà hàng có khẩu vị quốc tế và phục vụ tiệc cho người dân đến từ nhiều nước. Roppongi Hills, một trong những sự phát triển thương mại mới nhất của Nhận Bản có trên 200 cửa hàng và nhà hàng khiến cho nó trở thành một nơi lí tưởng dành cho ngày khám phá văn hóa địa phương Nhật Bản.

Shibuya
Một trong số những khu sầm uất nhất của Nhật Bản là Shibuya – nơi vô cùng phổ biến với giới trẻ. Có rất nhiều các cửa hàng bách hóa, các nhà hàng, các cửa hàng đặc sản; các cửa hàng thời trang thông thường, đặc biệt có một cửa hàng tiêu biểu là tòa nhà thời trang “SHIBUYA 109″ . Mỗi phố có đặc điểm riêng; ví dụ Koen Dori( đại lộ) có cửa hàng bách hóa Seibu và Parco, đại lộ Bunkamura có cửa hàng bách hóa Tokyo và Spain Zaka ( Hill Road) có những cửa hàng quần áo nhỏ và vô vàn các cửa hàng hàng hóa đa dạng. Trên phố trung tâm hay trung tâm Gai, đường phố mở rộng từ ga, liên tục các dòng người trẻ đi tản bộ qua các cửa hàng đồ ăn nhanh, các cửa hàng giày và các cửa hàng phụ kiện và mỹ phẩm. Các cửa hàng thời trang gần đây bắt đầu mở trên đại lộ Meiji Dori, do vậy bạn có thể ngắm nghía trong khi đi bộ tới Harajuku hoặc Omotesando.

Vịnh Tokyo
Trung tâm thương mại lớn này nằm ở trung tâm Tokyo với hàng trăm cửa hiệu và trung tâm giải trí đáp ứng nhu cầu của tất cả các loại người mua sắm. Du khách có thể dành một ngày lang thang khám phá các cửa hàng mới, các bộ phim và các nhà hàng và các quán cà phê cho người sành ăn. Sẽ không ai bỏ sót Vịnh Tokyo cho một ngày đầy niềm vui với toàn thể gia đình

Shinjuku
Đây là một trong những khu náo nhiệt nhất Nhật Bản, với trạm tàu được thông báo là vận chuyển số lượng hành khách lớn nhất trên thế giới. Các cửa hàng bách hóa, các cửa hàng bán đồ điện tử và các cửa hàng sách đồ sộ ở quanh khắp sân ga và liên tục đầy ắp các khách hàng. Trong trung tâm mua sắm ngầm, có rất nhiều các cửa hàng mà bạn có thể mặc cả một cách bất ngờ. Cửa hàng giảm giá “Don Quixote” nằm ở dọc đại lộ Yasukuni Dori ở lối phía đông và hướng về phía bắc của cửa hàng này là quận ánh sáng Kabuki-cho, đông đúc với các nhà hàng, các địa điểm giải trí cho người trưởng thành , các khu vực chơi điện tử và các nhà hát. Ở lối phía Tây là các tòa nhà chính phủ Tokyo, các tòa nhà chọc trời và các khách sạn hạng sang. Ngắm nhìn thành phố vào ban đêm từ đài quan sát miễn phí ở trên đỉnh của toàn nhà chính phủ hoặc từ một trong các nhà hàng trên các tòa nhà cao chọc trời.


Nguồn: sưu tầm

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Ghé thăm lâu đài với giếng nước ma ám ‘gai người’ ở Nhật Bản

Himeji không những lâu đài đẹp nhất nước Nhật mà còn nổi tiếng với giếng nước Okiku bị ma ám đầy bí ẩn
Lâu đài Himeji là một trong những công trình lịch sử quan trọng nhất của Nhật Bản, với kiến trúc xinh đẹp và được bao phủ bằng một màu trắng rực rỡ, Himeji còn được gọi với cái tên “lâu đài Diệc Trắng”.
Ngày nay, lâu đài này nằm ở thành phố cùng tên Himeji, thuộc tỉnh Hyōgo. Hijime là hình mẫu điển hình nhất cho phong cách kiến trúc lâu đài ở Nhật Bản với nền móng cao đắp bằng đá, những bức tường quét vôi trắng và chia thành nhiều tầng theo hình chóp.

Điểm đặc biệt nhất của lâu đài này là hệ thống phòng thủ bằng mê cùng độc đáo và rắc rối. Để có thể lên đến tòa lâu đài chính, người ta sẽ phải vượt qua hàng loạt các cánh cổng, sân trong, đường ngang ngõ tắt. Vì vậy, những tên trộm không rõ địa hình sẽ đi nhầm vào các ngõ cụt và dễ dàng bị tóm gọn.

Lâu đài có 6 tần và được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, để chống cháy người ta đã chát thạch cao lên các bức tường. Những cột gỗ được sử dụng đều có đường kính lớn và độ chịu lực cao, có những cột gỗ to được xác định có niên đại 780 năm, thuộc loại bách đại cổ thụ.
Một trong những lý do khiến Himeji thu hút sự chú ý đông đảo du khách đó là sự tồn tại của giếng nước bị ma ám trong khuôn viên của tòa lâu đài. Giếng nước gắn liền với lời đồn của linh hồn của một cô gái đánh chết oan không thể siêu thoát có tên là Okiku.
Thi thể của Okiku bị vất xuống giếng, tên của cô cũng được lấy để đặt tên cho giếng nước này. Người ta kể rằng, hàng đêm Okiku vẫn hiện về khóc lóc và gào thét vì sự oan ức của mình.
Mặc dù được xây dựng từ năm 1346, và tồn tại suốt hơn 600 năm qua, lâu đài Himeji vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy của mình.

Năm 1993, Himeji đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đây cũng là “tam đại quốc bảo thành” của Nhật Bản bên cạnh lâu đài Matsumoto và lâu đài Kumamoto.

Cựu du học sinh Nhật lý giải vì sao Tràng Tiền Plaza ế

Chúng tôi sẽ không mua ở Tràng Tiền vì các bạn muốn chúng tôi tiêu tiền như giới siêu giàu nhưng lại mang cho chúng tôi dịch vụ bình dân.

Nguyễn Ích Vinh, người từng nổi tiếng trong cộng đồng du học sinh Nhật Bản bởi vẻ ngoài đẹp trai, học giỏi và tinh thần dám nói dám làm đã chia sẻ bài viết “bóc mẽ” nguyên nhân ế khách của Tràng Tiền Plaza. Dưới đây là toàn bộ bài viết của anh đang được cộng đồng chia sẻ nhiều.
Vì tính chất công việc, tôi thường đi khá nhiều nước và cũng như nhiều người khác, những lúc rảnh đương nhiên tôi hay vào các trung tâm mua sắm lớn và thi thoảng có mua một số món đồ, đắt có mà vừa vừa cũng có.
1. Các bạn không hiểu người mua ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung
Không nói đến những món đồ vài trăm USD như một cái ví Salvatore hay một đôi măng séc YSL, tôi chắc chắn ở Hà Nội và cả Việt Nam sẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay được số người, không phải là không dám, mà muốn bỏ ra hơn 500 triệu đồng để mua một cái đồng hồ Cartier hoặc khoảng 7.000 USD mua một cái túi LV. Vì đơn giản, với những người có đủ tài chính như vậy ở Việt Nam thì chắc chắn họ sẽ mua những món đồ có giá trị như vậy ở nước ngoài, nơi họ tin cậy có được hàng genuine hơn ở là mua Việt Nam. Bên cạnh đó, đích thân tôi và nhiều bạn bè đã kiểm chứng Tràng Tiền Plaza đang bán những món đồ như vậy đắt hơn cùng loại ở Nhật, Sing, Hong Kong khoảng 20 – 30%.
                                                     Chân dung Nguyễn Ích Vinh.
Năm 2008 tôi có một cô bạn mua một cái túi LV gần 7.000 USD ở Diamond ở TP HCM và khi sang tới sân bay Italy thì bị cắt dây túi và giữ lại vì là đồ fake, chỉ biết ngồi khóc.
Năm 2009 tôi có quen một bạn làm nhân viên bán hàng ở một Trung tâm Thương mại lớn ở Hải Phòng và được nghe kể là hàng trưng bày là hàng thật nhưng khi vào kho lấy ra sẽ là fake và nếu người mua không tinh ý thì sẽ bị lừa và nhận một món đồ khoảng một triệu đồng với giá 5.000 -7.000 USD. Bây giờ thì chắc sẽ không còn kiểu này nữa vì người mua hàng Việt Nam cũng đã khôn ra nhiều.
Từ góc nhìn địa điểm, các bạn đúng khi có mảnh đất kim cương của Thủ đô nhưng sai về thói quen và văn hóa mua hàng của người Hà Nội. Vì sao?
Hàng hiệu siêu xa xỉ sẽ có một nhóm đối tượng người mua rất lớn là các ngôi sao, là người của công chúng và là con gái. Do đó, nhóm này tất yếu ở Sài Gòn sẽ đông và nhộn nhịp hơn ở Hà Nội. Về văn hóa và đặc thù, các bạn đừng quên ở Hà Nội, con gái thường nhìn vào số tiền con trai kiếm được để ngưỡng mộ và yêu, sau đó còn tiết kiệm giúp, còn ở Sài Gòn, con gái nhìn vào cách con trai tiêu tiền để yêu và ngưỡng mộ, sau đó sẽ tiêu giúp.
Đại loại là nếu bạn yêu một cô Hà Nội và đưa cho cô ý 5.000 USD mua sắm, cô ấy sẽ mua hết 4.000 USD và để lại 1.000 USD vào việc khác hoặc mua gì đó tặng lại bạn, còn nếu bạn yêu một cô Sài Gòn và đưa cô ý 5.000 USD mua sắm, cô ấy sẽ ngay lập tức xài hết sạch. Hà Nội không sai không đúng, Sài Gòn không đúng không sai, chỉ là văn hóa tiêu xài thì như vậy. Ở Sài Gòn liên tục có kiểu con trai yêu thì mua túi xách, mua xe cho bạn gái, đặc biệt là trong giới showbiz, còn ở Hà Nội thì ít hơn. Mua một cái belt Hermes chỉ hơn 1.000 USD hay cái kính Gucci 400 USD thì Hà Nội hay Sài Gòn như nhau nhưng mua một cái giỏ xách LV cỡ mười mấy nghìn đô thì Hà Nội và Sài Gòn khác nhau nhiều lắm.
Kết luận: Ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ không bán được những thứ hàng hiệu cỡ khoảng vài chục triệu cho đến vài tỷ đồng vì đơn giản người Việt sẽ ra nước ngoài mua những thứ đó vì những lý do kể trên, chưa cần biết khủng hoảng kinh tế hay không. Bên cạnh đó, ở Hà Nội sẽ không bán được những thứ siêu xa xỉ, đơn giản vì một nhóm đối tượng mua rất lớn thì ở cả Sài Gòn rồi.
2. Các bạn muốn chúng tôi hiểu mình đang vào một chỗ được coi là sang trọng bậc nhất nhưng dịch vụ thì không chấp nhận được
Ở Tokyo có một khu là Ginza, được coi như Wall Street của Mỹ vì ở đây hội tụ những ngân hàng, công ty tài chính và chứng khoán to nhất và lâu đời nhất. Tất nhiên, con người ra vào khu này đều là những người giàu có và sang trọng. Khi tôi vào một cửa hàng Rolex, có 2 người đứng 2 bên cửa cúi gập người chào, sau đó là một bạn nhân viên nữ rất xinh (nhấn mạnh là rất xinh) cười và mời tôi vào. Khi bước vào bên trong cửa, toàn bộ nhân viên (không có ai được ngồi) đang không bận khách sẽ đứng dậy cúi đầu chào, nhân viên đang bận khách sẽ quay sang rất nhanh và mỉm cười chào tôi trong khoảng một giây và quay lại với công việc. Tôi sau đó sẽ được bạn nhân viên đón lúc đầu tiếp tục đi cạnh, và giữ khoảng cách vừa phải, đặc biệt là luôn mỉm cười và im lặng cho đến khi tôi hỏi. Tất nhiên khỏi cần nói về trang phục, cách trang điểm và business manner vì tất nhiên là tất cả đều vô cùng duyên dáng và hấp dẫn. Hình ảnh như trên có thể dễ dàng gặp tại Italy hay Mỹ hay một số khu mua sắm đẳng cấp tại Hong Kong.
Còn ở Tràng Tiền Plaza, tôi thấy các bạn thật tệ. Nếu các bạn kỳ vọng tôi sẽ bỏ ra hàng chục nghìn USD mỗi lần ghé thăm, đừng để tôi thấy vài việc sau:
- Bảo vệ hầm gửi xe mặc kệ cho tôi muốn đậu xe đâu thì đậu, chưa lấy xe đã bắt trả tiền trước, lúc lấy xe ra thì thậm chí không thèm cầm lại vé. Tôi sẽ rất vui nếu có ai đó đậu xe cho mình và không bắt tôi trả 40 nghìn tiền gửi.
- Bảo vệ tầng một của các bạn thậm chí không biết cười và mở cửa cho tôi khi đang ngáp ngủ. Tôi sẽ dễ chịu hơn nếu được nghe một câu chào.
- Nhân viên bán hàng ngồi, buôn chuyện, và nhìn thấy tôi thì vồ lấy như bắt được con cá to, nói nhiều đến mức tôi khó chịu. Thế thì khác gì Vincom, khác gì Pico Mall, khác gì The Garden.
Các bạn quên rằng những người giàu nhất và sang trọng nhất khi mua hàng thường thích giao tiếp bằng cử chỉ, ánh mắt, và nghe vừa phải. Vì sao? Vì người ta cần yên tĩnh để ngắm nhìn vẻ đẹp của mỗi món đồ khi chúng là những tuyệt tác thiết kế của thế giới.
Tôi muốn các bạn khi cầm vào từng món đồ phải đeo găng tay trắng tin vì với những món hàng hiệu hàng chục đến hàng trăm nghìn USD, nốt vân tay của nhân viên bán hàng được coi là một trong những thứ gây khó chịu lớn cho người mua.
Kết luận: Chúng tôi sẽ không mua ở Tràng Tiền vì các bạn muốn chúng tôi tiêu tiền như giới siêu giàu, nhưng lại mang cho chúng tôi dịch vụ bình dân.
3. Các bạn không biết bán hàng
Thực tế là tôi vào Tràng Tiền Plaza vài lần gì đó và sau đó tôi không có thông tin nào về bất kỳ nhân viên nào của các cửa hàng mà tôi đã ghé, và các bạn đó cũng không có thông tin nào của tôi cả.
Dự định bỏ ra vài chục nghìn USD không phải chuyện đùa, và tôi chắc 99% số người vào thăm các bạn sẽ không mua trong lần đầu tiên. Như vậy với thực tế ngắn gọn ở trên, các bạn sẽ mất đi 99% lượng khách hàng tiềm năng.
Các bạn không biết tạo ra nhu cầu mua, các bạn không biết follow những người mua tiềm năng và các bạn không giúp họ đưa ra được lý do để quyết định nên chắc chắn sẽ không bán được. Các bạn phải làm chúng tôi cảm thấy mua hàng của các bạn là mang được một tuyệt tác thời trang của thế giới về dùng hoặc mang đi tặng với ý nghĩa mà có thể các bạn cũng nghĩ hộ chúng tôi chứ không phải cảm thấy các bạn chỉ làm sao lấy được tiền của chúng tôi một lần. Nếu chúng tôi được coi là khách hàng hạng sang, thì các bạn phải làm chúng tôi nhớ tới các bạn hoặc ít nhất có số mobile của các bạn và các bạn phải nhớ được ngày sinh nhật hay một sự kiện nào đại loại liên quan đến vợ, người yêu, bố mẹ, con cái chúng tôi vì rất có thể chúng tôi sẽ không mua gì trị giá 1.000 USD cho mình nhưng sẽ mua gì đó trị giá 5.000 USD để tặng cho người mà chúng tôi yêu thương.
Nếu tôi là các bạn, tôi sẽ không chờ mọi người đến với cửa hàng mình mà chủ động đi tìm họ vì họ là những người sẽ tiêu hàng chục nghìn đô chứ không phải một vài triệu đồng.
Nếu tôi là các bạn, tôi sẽ không để khách hàng của mình ra đi mà không mang theo nụ cười và số điện thoại di động của chính bạn vì biết đâu chính họ sẽ gọi lại.
Kết luận: Các bạn vô cùng hời hợt khi tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng của mình. Nói một cách chung nhất, các bạn không biết bán hàng vì đơn giản là không thể dùng nhân viên bán xe Suzuki để bán cho khách hàng đang tìm mua Bentley được.
                                                         Tràng Tiền Plaza.
Một cách để bán những mặt hàng kiểu này là các bạn hãy tìm cách có được danh sách khách hàng của Mercedes, Audi, BMW, Porsche… thêm nữa thì là danh sách các chủ hộ ở IPH, Tân Hoàng Minh, Euro Window, Vinhomes… và tìm mọi cách liên kết với họ, cung cấp cho họ thông tin, để ý tới những sự kiện trọng đại của họ, cho họ một suy nghĩ nếu mua gì đó kiểu phụ kiện như giỏ xách, belts, cufflinks, wallets, vân vân và vân vân… thì hãy nghĩ đến các bạn, thay vì suy nghĩ của đại đa số là thôi ra nước ngoài mà mua cho có hàng thật vì hàng hiệu bao giờ cũng có thẻ nhận diện toàn cầu. Tràng Tiền các bạn không thể bán hàng hiệu theo kiểu các trung tâm thương mại sang trọng trên thế giới được vì người Việt ở Việt Nam không tự tìm đến các bạn để mua đồ hiệu màTây thì chắc chắn không mua rồi. Vì vậy, hãy tìm đến những đối tượng như trên một cách chủ động vì họ sẽ có thể mua hàng của các bạn. Đừng tìm tôi vì tôi chưa siêu giàu và chưa ở Vinhomes.
Một ví dụ điển hình là người bán siêu xe Lamborghini giỏi nhất thế giới chỉ là một cậu con trai 27 tuổi. Đối tượng khách hàng chính của cậu là bạn gái của các cầu thủ ngôi sao trên toàn thế giới. Hãy tìm đọc câu chuyện này, các bạn sẽ học được cách bán hàng siêu đắt cho giới siêu giàu.
Dựa vào những phân tích trên, tôi khẳng định chiến lược mới của Tràng Tiền Plaza khi sẽ mang các thương hiệu phân khúc trung bình như Triump, Diesel, Victoria Secret.… vào là đúng. Tuy nhiên, chắc chắn việc này chỉ giải quyết được Mục một.
Hãy nhìn vào sự thành công của những thương hiệu bình dân như Nine West, Pedro hay Charles & Keith với lượng người mua luôn ổn định ở mức cao mặc dù có mặt ở Việt Nam muộn hơn và chỉ là những cửa hiệu không to không nhỏ ở những địa điểm không xấu không đẹp. Họ hiểu tâm lý, hiểu thói quen mua, hiểu rằng Việt Nam mới đang ở trong giai đoạn chuyển giao từ nước nghèo lên nước bớt nghèo hơn một chút, do đó tâm lý của phần đông là muốn dùng hàng hiệu nước ngoài nhưng chỉ phải trả giá không quá cao.
Charles & Keith đã thành công khi xuất hiện đúng thời điểm người mua Việt chán ngấy các loại fake từ Quảng Châu. Họ không muốn mang tiếng dùng hàng fake, họ muốn trả chi phí vừa phải nhưng lại vẫn muốn dùng đồ hiệu. Charles and Keith xuất hiện vào thời điểm không thể hoàn hảo hơn. Còn các bạn xuất hiện vào đúng giai đoạn những người sẵn sàng xài tiền nhất thì hầu như tất cả đều mất 80 – 90% tài sản do khủng hoảng.
Mục 2 và 3 ở trên là những nguyên nhân nội tại của tổ chức, chẳng liên quan gì đến văn hóa hay tâm lý, không phức tạp không khó để thay đổi nhưng nó thuộc về cái gọi là mindset, là nhận thức của nhân viên của các bạn. Tôi nghĩ có thể các bạn cần làm mới họ 100%, thì có thể các bạn sẽ bán được hàng. Chiến lược mới có vẻ đúng nhưng như tôi nói ở trên, các bạn sai từ chi tiết. Mà người siêu giàu thì thường để ý đến chi tiết.
Hãy tìm đọc câu chuyện về Lexus, về sự tích Logo tuyệt đẹp cách điệu của con số 20, tượng trưng cho 20 kỹ sư giỏi nhất được Toyota cử đi ăn chực nằm chờ, làm quen với 20 người giàu nhất thế giới, chỉ để hiểu họ sẽ muốn gì ở cái xe hơi của họ đối với từng chi tiết. Lexus ra đời rất lâu sau hàng loạt BWM, Audi, Mercedes Benz… nhưng hãy xem cách họ vượt mặt Mercedes trên đất Mỹ ở phân khúc hạng sang ngay trong Q1.2014. Họ chỉ chịu thua Mercedes và BWM trong 2011 khi gặp thảm họa sóng thần.
Đây chỉ là quan điểm cá nhân, đúng hay sai còn tùy góc nhìn và tôi chắc chắn Johnathan Hạnh Nguyễn là một trong những doanh nhân xuất sắc. Tràng Tiền Plaza thất bại có khi chỉ đơn giản là do vị lãnh đạo cao nhất không hoặc chưa quan tâm đến vài chục triệu đô vì chừng đó cũng chỉ là một phần nhỏ trong khối tài sản và business khổng lồ của ông. Thất bại này cũng sẽ chỉ là tạm thời.

Người đàn ông đằng sau món ăn đẹp nhất Nhật Bản

Trong quán nhỏ chỉ dành cho tối đa 10 thực khách của Yoshiaki Tazakawa, những món ăn đều được trang trí rất công phu, đẹp mắt và độc đáo.
Bên trong cánh cửa nhỏ dẫn lên cầu thang với một thứ ánh sáng heo hắt là thế giới riêng của đầu bếp trứ danh Tokyo Yoshiaki Takazawa. Takazawa là chủ của một cửa hàng nhỏ cùng tên chỉ có 10 chỗ ngồi. Ông chủ nhà hàng thân thiện này luôn khuyến khích du khách cùng đồng hành với mình trong suốt chuyến du lịch ẩm thực kéo dài 3 tiếng đồng hồ khi bước chân vào nhà hàng.
Mỗi món ăn trên thực đơn của nhà hàng đều được Takazawa dồn nhiều tâm huyết và đều có một câu chuyện liên quan. Cùng với hương vị quyến rũ, sự độc đáo của các món ăn được làm bởi Takazawa đã khiến cho thực đơn tại nhà hàng của ông trở thành một trong những món ăn được thèm muốn nhất trên thế giới.
Với món ăn Rock on the Seashore (tạm dịch: đá trên bãi biển), Takazawa đã tạo ra từ bánh mì đen trộn khoai tây nghiền để hình thành nên một hòn đá. Đi kèm với món “bánh đá” này là một loại hải sản có xuất xứ từ Tây Ban Nha cùng rong biển đến từ Okinawa. Nói về món ăn đặc sắc này, ông chủ cửa hàng cho biết: “Tôi muốn miêu tả một bờ biển sống động nhất trên bàn ăn. Và tôi cũng muốn tạo nên một điều gì đó khác lạ so với những chiếc bánh thông thường”.

                                                        Món ăn Rock on the Seashore.
Với món ăn Dinosaur Egg from Miyazaki (Trứng khủng long từ Miyazaki), Takazawa đã thể hiện sự tinh tế đến đỉnh cao trong việc chế biến và trang trí món ăn. Quả trứng khủng long được tạo thành từ bánh trứng đường và xoài nghiền, vỏ trứng được làm từ chocolate và bột nghệ, bột ớt. Dấu chân khủng long được làm từ wasabi.
                                                       Món Dinosaur Egg from Miyazaki.
Ayu in Clear Stream (Ayu ở dòng suối trong trẻo) được Takazawa sử dụng một kỹ thuật đặc biệt để tạo thành món ăn. Món ăn này ăn kèm với súp dưa chuột. Món cá Auy khi còn tươi, nó có mùi như một loại rau và không có mùi tanh.
                                                               Món Ayu in Clear Stream.
Raindrops (giọt mưa) cũng được nhiều du khách trầm trồ vì vẻ đẹp trong sáng của nó khi được bày lên chiếc lá sen. Takazawa cho biết ông luôn muốn thể hiện các mùa trong năm của Nhật Bản lên các món ăn. Và Raindrops tượng trưng cho mùa mưa.
                                                                     Món Raindrops.
Ratatouille là một món ăn được làm từ 15 loại rau nấu chín, sau đó gói theo phong cách sushi. Cách thưởng thức món này tuyệt nhất là cho tất cả vào miệng và nhai. Bởi như thế, bạn có thể cảm nhận được từng loại hương vị khác nhau của rau cùng một lúc. “Đây là dấu ấn của tôi trong kỹ thuật nấu ăn”, ông chủ cửa hàng tự hào nói về món Ratatouille của mình.
                        Các món ăn được Takazawa thể hiện rất tinh tế.
Các món ăn được bày biện trên một chiếc bàn nhỏ, trong một cửa hàng nhỏ và được chiếu sáng bởi ánh nến lung linh. Đó là tất cả sự mộng mơ, lãng mạn và thành ý mà Takazawa muốn truyền tải đến cho khách hàng của mình.
Địa chỉ quán:
3-5-2 Sanyo Akasaka, khu Minato, Tokyo, Nhật Bản.
Vài nét về ông chủ cửa hàng:
Yoshiaki Takaza sinh ngày 4/2/1976 trong một gia đình có truyền thống nấu ăn ngon và bắt đầu học nấu ăn từ khi còn nhỏ. 18 tuổi, ông phụ việc trong các nhà hàng nấu ăn và sau đó đi học nghề. Năm 2005, ông mở cửa hàng của riêng mình. Tên tuổi và nhà hàng của ông thường xuyên xuất hiện trên các trang báo nước ngoài và được nhiều người ca ngợi là “một trong những nhà hàng hàng đầu thế giới làm thay đổi cuộc sống của bạn”.

Lâu đài trong mây huyền bí của Nhật Bản

Lâu đài đổ nát Takeda (Nhật Bản) được ví như viện Durmstrang trong bộ truyện Harry Potter nổi tiếng. Lâu đài ngoạn mục này nằm ở thành phố Asago, thuộc tỉnh Hyogo của Nhật. Lâu đài được xây dựng cách đây nhiều thế kỷ, trên đỉnh ngọn núi Koga cao khoảng 305m. Ngày nay, những tàn tích của lâu đài kéo dài 402m và rộng hơn 92m.
Đặc biệt, lâu đài Takeda đẹp nhất là vào buổi sáng mùa thu, từ khi mặt trời mọc lên kéo dài đến khoảng 8h sáng. Đó là khi có sự xuất hiện của màn sương dày trôi vô định trên bầu trời do qua đêm, nhiệt độ giảm mạnh. Hiệu ứng được tạo ra bởi một lớp sương mù thực sự ngoạn mục, giống như một tòa lâu đài trên bầu trời, trôi nổi trên những đám mây. Lâu đài mang vẻ đẹp của một thời hoàng kim, vinh quang xưa, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách viếng thăm mỗi năm.
Số lượng khách bắt đầu tăng dần lên sau khi địa điểm được quay trong một bộ phim Nhật Bản sản xuất năm 2012 được gọi là Anata e. Người ta tin rằng lãnh chúa của gia tộc Yamana xây dựng lâu đài Takeda vào năm 1443. Lịch sử cũng cho thấy rằng lâu đài đã sang tay nhiều lần kể từ khi xây dựng.
Trước thời điểm Hirohide của gia tộc Akamatsu được bổ nhiệm làm lãnh chúa trong năm 1600, Hirohide chỉ là một võ sĩ samurai phục vụ các tướng và lãnh chúa phong kiến. Ông đã chiến đấu dưới quyền đại tướngTokugawa. Khi trận chiến Sekigahara diễn ra, chỉ trong vòng một năm, Hirohide tự mổ bụng tuẫn tiết theo chủ để tránh bị rơi vào tay quân thù và bị làm nhục. Hirohide được xem là chủ sở hữu lâu đài cuối cùng. Khi ông chết, toàn bộ lâu đài bị bỏ hoang.Trải qua một thời gian dài bỏ hoang rồi bị chiến tranh tàn phá mà toàn bộ cấu trúc của lâu đài sụp đổ, suy thoái dần và ngày nay trông vào lâu đài chỉ còn lại tàn tích là nền móng, những bậc thềm.Ngày nay, để giúp bảo vệ tàn tích lâu đài tốt hơn, chính quyền địa phương đang thu phí 300 yen đối với du khách viếng thăm.
Mùa thu, từ tháng 9 đến tháng 11, được cho là thời điểm tốt nhất để viếng thăm lâu đài trên mây. Vào thời gian này, hoa anh đào bắt đầu nở, một màu hồng sáng tinh khôi ánh lên trong khu vực lâu đài. Vẻ đẹp này còn tượng trưng cho cuộc sống và sức mạnh của các chiến binh samurai.
Một số người không chỉ đến lâu đài để ngắm tàn tích của nó trong mùa hoa anh đào rực rỡ mà còn muốn đắm mình trong những đám mây bồng bềnh, bao phủ cả mặt đất, trôi đi nhè nhẹ tạo cảm giác ảo như bước lên thiên đường.

Nhật Bản chi 7 tỉ yen để tăng hạng cho các trường đại học

Chính phủ Nhật Bản vừa tuyên bố chi 7,7 tỉ yen (72 triệu USD) cho 37 trường đại học nhằm thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu hóa và tăng cường sự hiện diện của mình trong các bảng xếp hạng toàn cầu thông qua “các siêu đại học toàn cầu”.

Theo kế hoạch, mỗi năm, 13 trường đại học “Loại A” sẽ nhận được 500 triệu yên (4,57 triệu USD) trong vòng 10 năm tới. Chính phủ Nhật hy vọng sẽ đưa số trường nằm trong top 100 trường của bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới của THE từ 2 trường hiện tại lên 10 trường.
Trong khi Đại học Tokyo vẫn giữ vị trí đối thủ hàng đầu ở châu Á và thứ 23 trên thế giới, Đại học Kyoto đã tụt 7 hạng và đứng thứ 59 trong bảng xếp hạng THE 2014 của Anh.
“Các trường đại học trên thế giới đang tham gia vào cuộc đua khắc nghiệt. – Toshio Hirano, Hiệu trưởng Đại học Osaka, trường được đề cử là trường loại A cho biết – Thậm chí như vậy, Đại học Osaka sẽ nỗ lực trở thành trường đại học có uy tín trên thế giới bằng cách thể hiện chất lượng cao về giáo dục và nghiên cứu” – ông nói.
Số tiền trên sẽ hỗ trợ các nỗ lực toàn cầu hóa của các trường đại học, trong đó có việc thành lập các trường “World Tekijuku” đẳng cấp quốc tế vào năm 2017 và đưa ra hệ thống 3 học kỳ thay vì 2 học kỳ truyền thống trước đây.
Nỗ lực trên nhằm tăng số phòng thí nghiệm hợp tác quốc tế cho các nhà nghiên cứu nước ngoài từ 22 lên 100 phòng, đồng thời cung cấp các khóa học trực tuyến.
Trong khi đó, Đại học Waseda dự kiến tăng tỷ lệ sinh viên quốc tế của mình từ 8% lên 19% bằng cách tăng gấp đôi số khóa học dạy bằng ngoại ngữ và tăng gấp 3 số sinh viên gửi ra nước ngoài lên con số 10.650 người vào 2023.
Theo kế hoạch của chính phủ, 24 trường học “hạng B” còn lại sẽ nhận được tổng số 300 triệu yên mỗi năm để thực hiện các biện pháp như thu hút thêm sinh viên, giảng viên quốc tế để trở thành những mô hình toàn cầu hóa.
Trường Đại học quốc tế Christian (ICU) sẽ dùng khoản tài chính có được để bổ sung các chương trình học, xây dựng hợp tác với các trường đại học trên thế giới cũng như đại tu lại hệ thống tuyển sinh để sinh viên quốc tế dễ tiếp cận hơn.
Trên đây là tuyên bố mới nhất trong kế hoạch tổng thể mang tên “Abeducation” với chi phí 43,2 tỉ yen (403 triệu USD) nhằm tăng gấp đôi số sinh viên Nhật ở nước ngoài lên 120.000 và đạt mục tiêu mang tên Global 30 là có 300.000 sinh viên quốc tế tại Nhật vào năm 2020.

10 món ăn đắt đỏ khét tiếng của Nhật Bản

1. Sữa chống căng thẳng: 43 USD/lít
Loại sữa đặc biệt này là sản phẩm của hãng Nakazawa Foods, một thương hiệu nổi tiếng Nhật Bảnđược bán với giá khoảng 43 USD/lítđắt gấp ba mươi lần so với các loại sữa thông thường. Đây là loại sữa được vắt từ những con bò trưởng thành trong trạng thái ít căng thẳng, có tác động tích cực lên hệ thần kinh và não của con người. Loại sữa chống căng thẳng này được vắt một lần mỗi tuần vào lúc hoàng hôn, thời điểm cơ thể bò chứa hàm lượng melatonin (loại hormone giúp làm giảm sự lo lắng, căng thẳng và các triệu chứng trầm cảm ở con người) cao nhất.
2. Thịt bò Kobe: 1.000 USD/kg
      Giống bò Kobe được chăm sóc như những ông hoàng nên giá một cân thịt luôn không dưới 1.000 USD.
Một cái tên đã quá quen thuộc trong bảng danh sách những món ăn đắt nhất thế giới. Thịt bò Kobe là sản phẩm của giống bò Wagyu nổi tiếng của Nhật Bản. Việc chăn nuôi nó là cả một câu chuyện hay ho và thú vị. Những con bò được chăm sóc hệt các ông hoàng, được uống bia, thậm chí massage và nghe nhạc Mozart, Beethoven… Việc chăm sóc này bắt đầu ngay khi chúng vừa lọt lòng. Người dân ở đây cho biết, thịt bò sẽ ngon hơn khi những con bò cảm thấy hạnh phúc. Đấy cũng là lý do vì sao một cân thịt bò Kobe loại đặc biệt có mức giá không dưới 1.000 USD.
3. Gỏi cá nóc Fugu: 100 USD/phần
Món cá Fugu hay còn gọi là gỏi cá nóc mặc dù là món ăn có thể gây chết người bởi phần nọc độc của nó khó được loại bỏ hết trong quá trình chế biến nhưng vẫn là món ăn vô cùng đắt đỏ và được săn đón ở đất nước này. Các đầu bếp chế biến Fugu phải trải qua chương trình huấn luyện hết sức nghiêm ngặt mới được cấp giấy chứng nhận. Điều đặc biệt là fugu được chế biến giữ lại một lượng nhỏ chất độc của cá nóc, để khi cho vào miệng có cảm giác tê tê và ngứa ran. Giá thấp nhất của một phần ăn fugu là 100 USD.
4. Dưa vuông: 800 USD/quả
                     Giống dưa có hình vuông có giá gấp đôi, gấp ba so với các loại dưa hấu thông thường.
Những nông dân ở thị trấn Zentsuji miền nam Nhật Bản đã tìm ra cách làm thế nào để trồng ra được những quả dưa hấu hình vuông. Để có được hình dáng đặc biệt này, người ta phải trồng chúng trong những hộp hình vuông làm bằng nhựa hoặc kính. Mỗi quả dưa hấu vuông bán trong các cửa hàng đặc biệt ở Nhật có giá khá chát, khoảng 200 USD một quả. Trên thế giới, giá mỗi quả lên tới 800 USD.
5. Nấm Matsuke: 2.000 USD/kg
Nhắc đến Matsutake, giới ẩm thực vẫn tấm tắc ngợi ca nó như vua của các loài nấm. Sở dĩ vậy là bởi loài nấm này chỉ có vào mùa thu và ngày càng quý hiếm. Matsutake cũng là một trong những loại nấm không thể trồng nhân tạo. nó chỉ mọc ở những khu rừng có nhiều cây tùng. Thú vị ở chỗ, cây tùng nào tốt thì nấm mọc rất ít. Và khi cây nấm đã được hái, chính tại chỗ đó sẽ không bao giờ mọc thêm một cây nấm khác. Matsutake có giá chừng 2.000 USD/kg.
6. Dưa hấu Dansuke: 6.100 USD/quả
Giống dưa hấu này từng lập kỉ lục với giá 6.100 USD cho một quả nặng 7kg. Theo giới ẩm thực đánh giá thì giống dưa hấu đen này có một độ ngọt và giòn cùng hương vị hơn hẳn mọi giống dưa hấu khác. Dansuke chỉ được trồng trên hòn đảo Hokkaido, ở miền bắc Nhật Bản và chỉ thổ nhưỡng của hòn đảo này mới mang lại hương vị hảo hạng cho Dansuke. Dansuke quý hiếm cũng một phần vì mỗi vụ thu hoạch chỉ chừng 65 quả.
7. Dưa vàng Yuburi
Giống dưa vàng này được trồng ở Yubari, cũng thuộc hòn đảo Hokkaido. Năm 2008, Yubari đã được bán với giá cao ngất ngưởng 26.000 USD. Theo giới sành ăn thì chính đặc tính thổ nhưỡng và những lớp tro từ núi lửa phun trào đã mang đến cho vùng đất này những ưu đãi đặc biệt. Nhờ đó, dưa có một vị ngọt, thơm mà không một vùng đất nào sánh được. Giá mỗi cân dao động từ 500 đến 2.800 USD.
8. Nho Ruby Romance: 5.400 USD/chùm
                         Những quả nho Ruby Romance chín mọng có vị ngọt và hương thơm quyến r ũ.
Loại nho này được nhân giống vào năm 2008 và chỉ có tại Ishikawa, Nhật Bản. Nho Ruby Romance hấp dẫn bởi màu đỏ mịn, vị ngọt và hương thơm quyến rũ. Mới đây nhất người ta bán một chùm nho Ruby gồm 30 quả với giá 5.400 USD (khoảng 118 triệu đồng). Dù có giá cắt cổ nhưng loại quả này luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Đường kính trung bình của một quả nho Ruby là hơn 3cm, nổi trội hơn so với các loại nho thông thường rất nhiều.
9. Thịt bò Wagyu: 500 USD-2.800 USD
Wagyu là tên gọi chung của các giống bò Nhật Bản, loài gia súc đặc sản của đất nước mặt trời mọc, nổi tiếng khắp thế giới bởi vị ngon và giá cả đắt đỏ. Đặc trưng của loại thịt bò wagyu hảo hạng là những vân mỡ trắng phân bố xen kẽ các thớ thịt đỏ với tỷ lệ tương đồng. Thành phần thịt và mỡ đều nhau giúp miếng thịt vừa mềm mại vừa có hương vị thơm ngon. Người ta nói rằng thịt bò Nhật Bản mềm đến mức gần như tan chảy trong miệng.
10. Cá ngừ Toro – món ăn đắt nhất trong các nhà hàng Nhật
Toro là tên gọi món cá ngừ vây xanh được dùng với sushi. Phần toro có hàm lượng dinh dưỡng cao và đắt nhất là Otori, miếng phi lê cắt từ đuôi tới gần đầu cá. Toro có giá biến động theo thị trường, nhưng luôn là món đắt nhất trong thực đơn của các nhà hàng cao cấp.

NAHA

Naha là thành phố lớn nhất ở Okinawa, một tỉnh ở cực tây nam của Nhật Bản. Okinawa nằm ở phía tây nam của Kyushu với 160 hòn đảo lớn nhỏ. Okinawa nằm trong vùng nhiệt đới và kiêu hãnh với những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và khí hậu rất ấm áp. Các bãi biển xanh ngắt bao quanh Okinawa biến hòn đảo này thành một trong những nơi đẹp nhất trên thế giới, thích hợp với bơi lặn và thám hiểm dưới đáy đại dương.


KYOTO



Từng là thủ đô của Nhật Bản vào cuối thế kỷ thứ 8, Kyoto đã có lịch sử phát triển hơn 1200 năm và nổi tiếng với những ngôi chùa cổ kính và những ngôi vườn xinh đẹp. UNESCO đã công nhận mười bảy chùa, đền và lâu đài tại các thành phố Kyoto, Uji và Otsu là Di sản thế giới vào năm 1994.

FUKUOKA


Là thành phố lớn nhất ở Kyushu, Fukuoka là cửa ngõ cuối cùng để đến vùng đất liền của châu Á, và đây cũng là trung tâm giao thương giữa Nhật Bản và các quốc gia còn lại của châu Á. Nơi đây cũng diễn ra các lễ hội Hakata Dontaku và Hakata Gion Yamakasa. Fukuoka cũng là quê hương của nhiều món ăn ngon nổi tiếng, như mizutaki (món lẩu gà) và mì ramen. Các dãy phố ẩm thực theo dọc hai bên bờ sông là một trong những nét đẹp quyến rũ của thành phố.

HIROSHIMA

Vào năm 1945 Hirosima là thành phố đầu tiên trên thế giới hứng chịu sự tàn phá của bom nguyên tử. Nhưng hiện nay thành phố này đã phục hồi và phát triển thành một trong những thành phố lớn của Nhật Bản. Miỵjima là một hòn đảo gần Hirosima, nên có đèn thờ Itsukushima. Đền thờ này nổi tiếng với kỳ quan torii(cổng của đền thờ) vươn ra biển tại mức có thuỷ triều cao. Đền thờ Itsukushima được công nhận là Di sản thế giới.


OSAKA

Từ khi thành lập vào thế kỷ thứ 7, Osaka là nơi diễn ra các hoạt động thương mại với nước ngoài. Vùng Osaka là khu vực lớn thứ hai của Nhật Bản sau vùng Tokyo. Thành phố được biết đến với những món ăn ngon, hài kịch và là nơi đầu tiên ở Châu Á đăng cai triển lãm Quốc Tế EXPO. Năm 1994 sân bay quốc tế Kansai được khánh thành trên hòn đảo nhân tạo ở Vịnh Osaka, và đây cũng là cửa ngõ lớn đón khách nước ngoài đến với Nhật Bản.


TOKYO

Là trung tâm chính trị từ năm 1603, Tokyo là thủ đô của Nhật Bản, và cũng là trung tâm kinh tế và thông tin. Ở trung tâm thành phố có cung điện Hoàng Gia, nơi đây từng là lâu đài Edo. Xung quanh cung điện là toà nhà Quốc hội, các bộ và các khu thương mại. Khoảng 30 triệu dân tương đương ¼ dân số Nhật Bản đang sống tại vùng Tokyo.



NAGOYA

Nagoya là thành phố lớn nhất ở vùng Chubu. Thế mạnh của các vùng xung quanh thành phố Nagoya là ngành công nghiệp chế tạo xe hơi và các ngành công nghiệp khác. Biểu tượng của thành phố này là Thành Nagoya, được xây từ năm 1612 bởi Tokugawa leyasu – Tướng quân đầu tiên dưới thời Edo- chế độ đã cai trị Nhật Bản trong suốt 270 năm.